Cách Sử Dụng Lò Vi Sóng An Toàn Như Thế Nào
Cách Sử Dụng Lò Vi Sóng An Toàn Như Thế Nào
Khi sử dụng các thiết bị hiện đại, luôn có những hướng dẫn sử dụng đi kèm và những điều nên cùng những điều không nên làm để bảo đảm an toàn cho bạn và cả cho máy móc.
Lò vi sóng cũng thế, việc sử dụng đúng bộ đồ dùng cho lò vi sóng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của lò và giữ cho căn bếp của bạn tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc. Với những kinh nghiệm hiểu biết của mình, hôm nay Trung Tâm Bảo hành Điện Máy xin hướng dẫn quý khách cách sử dụng lò vi sóng nhé.
1. Bộ đồ dùng cho lò vi sóng đảm bảo an toàn.
- Thủy tinh.
- Gốm sứ.
- Các vật dụng bằng gỗ.
- Các loại nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng.
2. Những vật dụng không nên bỏ vào lò vi sóng
- Vật đựng, dùng bằng kim loại.
- Đồ cuộn giấy bạc.
- Bình đựng nước cách nhiệt.
- Hộp xốp, Túi nilon.
- Màng bọc thực phẩm.
1.1 Bộ đồ dùng cho lò vi sóng đảm bảo an toàn. Thủy tinh
Tựu chung, các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp dùng cho lò vi sóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng. Bởi ngoài tác động của sóng vi ba thì nhiệt độ nóng của thức ăn cũng ảnh hưởng đến chính chất lượng các vật dụng này. Cụ thể, các đồ dùng thủy tinh mỏng như ly, cốc có thể bị vỡ, nứt trong lúc quay thực phẩm.
Còn với thủy tinh chịu nhiệt, loại thủy tinh này chịu được nhiệt độ cao lên đến 400 độ C và có tính chống sốc nhiệt mạnh, không bị tình trạng nứt hay bể vỡ khi thay đổi nhiệt độ, có thể sử dụng từ môi trường tủ lạnh sang môi trường lò vi sóng, thậm chí qua lò nướng mà vẫn an toàn.
Đầu tư một bộ đồ dùng cho lò vi sóng bằng thủy tinh chuyên dụng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn
Bộ đồ bằng gốm sứ
Bản chất của lò vi sóng là sử dụng sóng điện từ ở một tần số cố định (thường là 2450 MHz) để ảnh hưởng và làm nóng các phân từ thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác).
Các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín.
Đối với các sản phẩm như nhựa hoặc thủy tinh, bạn còn phải lo ngại về việc nhựa bị chảy hoặc thủy tinh bị vỡ do nóng (dẫn nhiệt từ thức ăn). Nhưng sản phẩm sứ rất bền ở nhiệt độ cao vì sứ được sản xuất ở nhiệt độ lên đến 1400 độ C. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những loại bát đĩa hay tô chén bằng gốm sứ cho vào lò vi sóng. Bạn tránh cho những loại bát đĩa có quá nhiều hoa văn, vì có thể thành phần màu sắc trang trí hoa văn có chì gây hại đến sức khỏe hoặc kim loại có thể gây ra phản ứng trong lò vi sóng.
Các vật dụng bằng gỗ
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho các loại đồ dùng bếp bằng gỗ cho vào lò vi sóng. Vì chúng không gây ra cháy nổ làm ảnh hưởng tới lò cũng như an toàn cho gia đình bạn.
Đồ dùng bằng gỗ được rất nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi sự an toàn mà còn vì tính thẩm mỹ của nó
Các loại nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng
Có thể cho vào lò vi sóng hộp nhựa để hâm hay nấu ăn, tuy nhiên không phải tất cả các loại nhựa đều có thể cho vào lò. Với những loại nhựa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tốt nhất bạn không nên cho chúng vào lò.
Dòng chữ "microwave-safe" hoặc "microwavable" (sử dụng được trong lò vi sóng) sẽ được in trên những loại nhựa được dùng cho riêng lò vi sóng. Các sản phẩm có dòng chữ này có nghĩa là chúng sẽ không bị chảy hay nứt vỡ khi gặp nhiệt cao
2. Những vật dụng không nên bỏ vào lò vi sóngVật bằng kim loại
Tuyệt đối không cho các vật bằng kim loại như bát, đũa, mâm, hộp ... bằng kim loại vào lò vi sóng. Chúng sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ bên trong lò vi sóng dẫn tới hỏng lò và nguy hiểm cho người sử dụng vì kim loại làm phản xạ lại sóng viba. Sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung qua
Nếu bạn may mắn, thì thực phẩm bọc bằng giấy nhôm hoặc đựng trong hộp kim loại sẽ không hâm nóng được. Còn trong trường hợp xấu thì sóng phản xạ sẽ làm magnetron (súng điện từ) bị hỏng. Hãy nhớ: đừng bao giờ đặt dụng cụ nhà bếp vào trong lò vi sóng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: ở phần mũi nhọn của dao, kéo hay nĩa là nơi tập trung từ trường mạnh nhất và có thể dẫn tới hiện tượng phóng tia lửa điện, từ đó gây ra hỏa hoạn.
Đồ cuộn giấy bạc
Người dùng có thói quen nướng món ăn bằng cách bọc kín bằng giấy bạc, tuy nhiên với lò vi sóng nó sẽ gây cháy nổ, do đó không nên làm cách này.
Bình đựng nước cách nhiệt
Nếu nước trong bình giữ nhiệt đã nguội thì bạn nên uống lạnh hoặc thay nước mới chứ không nên cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng
Bạn ngại đổ đồ uống ra ngoài và muốn hâm nóng chúng ngay trong bình cách nhiệt, như vậy là không lên, phần vỏ bình sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc với chất lỏng, điều hại không tốt cho lò vi sóng của bạn. Ngoài ra nếu vỏ ngoài bình có kim loại sẽ gây cháy nổ khi cho vào lò.
Hộp xốp
Hộp xốp hiện nay cũng là một dạng từ nhựa tổng hợp, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ biến dạng, gây hại cho thiết bị vi sóng. Hộp xốp được sản xuất ra để đựng đồ ăn nguội và không thích hợp để chịu tác động của nhiệt, đặc biệt là nhiệt lớn như lò vi sóng. Hộp xốp có chứa styrofoam, vốn là một loại nhựa, khi chịu lượng nhiệt lớn, hộp xốp có thể mềm ra hoặc tan chảy, ngấm các chất có hại vào thực phẩm.
Túi nilon
Để một túi nilon vào lò vi sóng là việc làm thiếu thân thiện với môi trường. Ngoài ra, khi gặp nhiệt đây cũng là một chất dễ bắt lửa và gây cháy nổ. Bản thân túi nilon đã chứa những chất có hại cho sức khỏe, vì vậy tuyệt đối không cho túi nilon vào lò vi sóng sẽ nảy sinh các chất cực kì độc hại. Thậm chí khi để trong lò với thời gian quá dài, túi nilon còn có thể cháy sém.
Tuyệt đối không bỏ nilon và đồ nhựa dùng 1 lần vào lò vi sóng nếu không muốn sức khỏe của bạn có vấn đề và làm hư hại lò vi sóng.
Màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hoá học như Phthalates và DEHA, sau khi lò vi sóng tăng nhiệt, các chất trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất không nên dùng màng bọc thực phẩm khi hâm nóng hoặc chế biến đồ ăn bằng lò vi sóng. Màng bọc nên cách thực phẩm ít nhất 2,5cm. Tuy nhiên, tốt hơn cả là nên chọn thuỷ tinh chịu nhiệt, đĩa sứ đậy lên thực phẩm thay thế màng bọc. Cách làm này vừa hiệu quả, vừa tránh được việc màng bọc bị tan chảy, ngấm vào thực phẩm.
Hãy tuyệt đối chú ý đến bộ đồ dùng cho lò vi sóng trước khi định bỏ bất cứ thứ gì vào lò để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và gia đình nhé. Tốt nhất, các bạn nên mua sắm những bộ đồ dùng chuyên dụng được sản xuất riêng cho lò vi sóng để đỡ phải đắn đo suy nghĩ xem nên bỏ gì.
Trung Tâm Bảo Hành Điện Máy Hà Nội. Nhận sửa chữa tất các các lỗi lò vi sóng gặp phải ngay tại nhà khách hàng.
Khi quý khách có sử dụng lò vi sóng trong quá trình bị hư hỏng ần sửa chữa hay liên hệ trực tiếp vói kĩ thuật dể được hỗ trợ tốt nhất.
CHI TIẾT XEM THÊM: SỬA LÒ VI SÓNG TẠI HÀ NỘI
Liên Hệ Với Trung Tâm Bảo Hành
Trụ Sở Chính - 39/267 Hoàng Hoa Thám 096 356 3835 /Phone /Zalo /Viber /Telergram
HotLine: 0866 812 818 /Phone /Zalo /Viber /Telergram
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: 09 663 898 33 /Phone /Zalo /Viber /Telergram
___ ___ RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG ___ ___
*Hướng dẫn Call nhanh cho Trung Tâm*
- Bạn Click vào các số điện thoại ở phần "Liên Hệ Với Trung Tâm Bảo Hành" và phần "HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN" hay phần "ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM" là sẽ gọi được cho chúng tôi.
- Trên Smart Phone bạn click vào các biểu tượng ở cuối chân (có màu nền xanh) là sẽ liên hệ với chúng tôi theo ứng dụng của biểu tượng đó.
- Trên PC - Laptop bạn click vào các biểu tượng ở bên phải là sẽ liên hệ với chúng tôi theo ứng dụng của biểu tượng đó.